- Mặc định
- Lớn hơn
Để sử dụng máy chạy bộ mang đến hiệu quả tập luyện tốt nhất thì bạn cần phải thay đổi các thông số phù hợp thể trạng. Đây là điều cần thiết để đảm bảo không xảy ra chấn thương cũng như mang đến khả năng hỗ trợ tối ưu. Tìm hiểu thêm về cách điều chỉnh máy chạy bộ dành cho người mới sử dụng trong bài viết sau!
Cách điều chỉnh máy chạy bộ để nâng cao hiệu suất tập luyện
Điều chỉnh máy chạy bộ với bảng điều khiển
Máy chạy bộ ngày nay đa số đều được tích hợp bảng điều khiển thông minh với các nút tắt giúp bạn dễ dàng điều chỉnh máy chạy bộ cho phù hợp với chế độ luyện tập của mình:
Điều chỉnh máy chạy bộ bằng các phím tắt trên bảng điều khiển
- Phím “START”: Khởi động máy
- Phím “STOP”: Dừng máy
- Phím “PROGRAM”: Chọn chương trình tự động mặc định theo máy
- Phím “MODE”: Chọn 3 chế độ đếm ngược
- Phím “SPEED +”: Điều chỉnh tăng tốc độ
- Phím “SPEED –”: Điều chỉnh giảm tốc độ
- Cách tăng độ dốc máy chạy bộ: Chọn phím “INCLINE +” để tăng độ dốc và chọn “INCLINE –” để giảm độ dốc.
Điều chỉnh máy chạy bộ bằng các phím MODE
- Đếm ngược thời gian: Chọn MODE một lần, để tăng thêm thời gian nhấn SPEED+ hoặc SPEED – để giảm thời gian. Sau khi cài đặt xong nhấn nút START để bắt đầu tập luyện.
- Cách đếm ngược quãng đường: Chọn MODE hai lần và thực hiện các bước tương tự như cách đếm ngược thời gian.
Các ký hiệu trên máy chạy bộ mà bạn cần biết
- Ký hiệu dis trong máy chạy bộ là (distance) thể hiện quãng đường bạn đã đi hoặc chạy được kể từ lúc khởi động thiết bị và được tính theo đơn vị km.
- Kí hiệu TIME là thời gian đã đi hoặc chạy trên máy, được nhảy liên tục theo số giây.
- Nhịp tim heart rate, với các loại máy chạy bộ hiện đại có đo nhịp tim sẽ giúp bạn biết được nhịp tim xem mình có đang luyện tập hiệu quả hay không.
- Máy chạy bộ còn có các thông số như calories hiển thị lượng calo tiêu thụ, độ dốc Incline được thể hiện trên màn hình thông minh ( thường từ mức 0% – 15%).
Cách sử dụng máy chạy bộ an toàn và đúng cách
Hãy để S-Life chia sẻ kinh nghiệm sử dụng máy chạy bộ đúng cách mà bạn có thể áp dụng để hỗ trợ việc luyện tập hiệu quả hơn bằng những điều cần chú ý sau đây:
Trước khi sử dụng máy chạy bộ bạn cần
- Kiểm tra độ an toàn và xem máy đã vững chắc chưa
- Cắm dây nguồn cho máy trước khi chạy
- Chuẩn bị khăn giúp thấm mồ hôi tránh để mồ hôi rơi vào máy, lâu ngày sẽ dễ gây hỏng máy.
- Khởi động cơ nhẹ nhàng trước khi bắt đầu luyện tập.
- KIểm tra các khóa an toàn và kẹp đầu dây của khóa an toàn lên người phòng trường hợp tai nạn xảy ra.
Bắt đầu tập luyện chạy bộ
- Trước khi khởi động máy chạy bộ thì bạn nên đứng hai bên lề của máy. Bấm nút “START” để khởi động máy, nên bắt đầu với tốc độ chậm sau đó mới đặt chân vào giữa và bắt đầu chạy.
- Bạn có thể thiết lập các chương trình để biết tốc độ, quãng đường và nhịp tim để có một bài tập phù hợp hơn với bản thân.
- Hãy giữ thẳng người và thả lỏng cơ thật thoải mái khi chạy. Không gồng quá nhiều để tránh bị chấn thương trong khi tập.
- Khi đã quen với tốc độ chạy bình thường thì hãy nâng tốc độ lên để đạt được hiệu quả tốt hơn với máy chạy bộ.
- Nếu đang tập mà cần dừng lại thì không nên dừng hẳn mà hãy giảm tốc độ từ từ sau đó dừng lại. Như vậy sẽ tránh việc máy tắt đột ngột gây nguy hiểm cho bạn và ảnh hưởng đến độ bền của máy.
Một số vấn đề quan trọng trên máy chạy bộ mà bạn nên lưu ý
Ngoài việc lựa chọn các chế độ điều khiển hợp lý trong khi sử dụng, bạn cũng nên cần phải chú ý đến nhiều thông số khác nhau trên máy. Cụ thể hơn là:
- Chú ý đến giới hạn về tải trọng máy chạy bộ: Bất kể bạn có lựa chọn phương pháp tập luyện hay cách điều chỉnh máy chạy bộ ra sao, đừng bao giờ bỏ qua giới hạn về tải trọng mà máy có thể đáp ứng. Nếu trọng lượng của người sử dụng vượt quá mức tài trọng mà máy có thể đáp ứng được thì có thể gặp phải một số trục trặc trong quá trình sử dụng. Thậm chí là dễ làm hỏng hệ thống điều tốc và gây ra chập, cháy động cơ máy chạy.
- Giữ cho máy ở chế độ nghỉ khi không sử dụng: Bạn luôn phải điều chỉnh cho máy trở lại chế độ nghỉ nếu không sử dụng. Đây là một trong những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn nếu phải sử dụng máy chạy bộ tại nhà khi có trẻ nhỏ. Chế độ nghỉ của máy cho phép người dùng có thể khởi động và lựa chọn các bài tập luyện một cách an toàn, phù hợp trước khi bắt đầu bài tập chạy. Tránh xảy ra một số trường hợp ngã hoặc chấn thương ngay khi vừa mới bật máy.
- Luôn thử động cơ trước khi bắt đầu chạy: Bạn nên thử bật máy và cho máy chạy ở tốc độ trung bình để kiểm tra mức độ ổn định của động cơ. Đây cũng là một trong những phương pháp giúp bạn có thể dễ dàng đảm bảo độ an toàn, giữ cho máy hoạt động tốt và không xảy ra vấn đề trong suốt quá trình máy chạy bộ vận hành. Ngoài ra cũng sẽ cần phải kiểm tra định kỳ các chức năng lâu không sử dụng để đảm bảo thao tác vận hành máy luôn ổn định.
Xem thêm: Top 5 máy chạy bộ tốt nhất đáng sở hữu năm 2022
Hướng dẫn cách bảo quản máy chạy bộ đúng cách và hiệu quả
Dưới đây là những cách bảo quản máy chạy bộ đúng cách giúp máy bền hơn theo thời gian mà bạn có thể tham khảo:
Phải đặt máy ở vị trí phù hợp
Đẻ máy chạy bộ hoạt động tốt hơn thì bạn nên đặt máy ở vị trí bằng phẳng, bề mặt chịu lực tốt và không có độ dốc. Nên lót một tấm thảm ở dưới máy chạy bộ để giúp máy chạy êm, hạn chế ma sát với sàn nhà gây trầy xước. Đặt máy ở vị trí cố định và cách xa các vật dụng khác ít nhất 1 mét để đảm bảo an toàn. Nếu muốn di chuyển máy chạy bộ thì nên tìm hiểu kỹ cách di chuyển máy chạy bộ vì mỗi loại sẽ có cách di chuyển khác nhau. Nên đặt máy chạy bộ ở không gian thoáng đãng, không khí trong lành để bạn có hứng thú hơn khi tập luyện.
Thường xuyên vệ sinh máy
Việc vệ sinh máy rất quan trọng trong việc duy trì độ bền của máy. Bụi bẩn trong không khí sẽ bám vào máy làm tăng độ ma sát khiến ảnh hưởng đến vận tốc chạy của máy. Nếu để bụi bẩn bám lâu ngày các bộ phận máy móc sẽ dễ hỏng hơn. Bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng máy chạy bộ định kỳ theo yêu cầu nhà sản xuất bằng cách:
- Thường xuyên lau chùi máy nhẹ nhàng với khăn sạch, dùng cọ quét để làm sạch thảm chạy.
- Tra dầu bôi trơn định kỳ để tăng tuổi thọ của máy.
- Nên phủ tấm vải mỏng lên toàn bộ máy sau khi sử dụng xong và nên đẻ máy ở nơi ít bụi bẩn.
Không để nước ngấm vào máy
Nước ngấm vào máy sẽ dễ gây ra hiện tượng bị chập điện gây nguy hiểm. Vì vậy trong quá trình luyện tập cần thường xuyên lau mồ hôi để tránh mồ hôi rơi vào máy. Đặt máy chạy bộ tránh xa nước hoặc chất dẫn điện gây cháy nổ. Khi vô tình nước rơi vào máy thì phải lập tức lau khô bằng khăn sạch.
Không tắt điện đột ngột
Sau khi mua máy, hãy để máy thích nghi với nguồn điện bằng cách để máy tự chạy trong vòng 1 giờ. Bạn nên sử dụng nguồn điện 220V vì nguồn điện có hiệu điện thế cao hơn hay thấp hơn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
Trong khi đang tập luyện nếu muốn nghỉ ngơi hãy chú ý giảm từ vận tốc đang sử dụng xuống vận tốc nhỏ nhất rồi tắt máy, không tắt máy đột ngột vì sẽ rất nguy hiểm, nếu máy đang chạy ở vận tốc nhanh sẽ dễ gây hỏng máy do nguồn điện bị cắt đột ngột.
Sau khi kết thúc bài tập, Hãy rút nguồn điện và hay cần vệ sinh máy hoặc di chuyển máy đến vị trí khác.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về cách điều chỉnh máy chạy bộ cũng như một số lưu ý liên quan tới cài đặt và kiểm tra chức năng vận hành. Hãy bắt đầu quá trình tập luyện với máy chạy bộ ngay từ hôm nay, và đừng quên đón đọc những thông tin thú vị về sức khỏe tại S-Life Việt Nam bạn nhé!