Nhận biết dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ và cách phòng tránh

Chạy bộ trong thời tiết quá nóng có thể dẫn tới sốc nhiệt và gây nguy hiểm đối với sức khỏe của người tập luyện. Nếu bạn chưa nắm bắt những dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ, hãy tìm hiểu một cách chi tiết hơn qua bài viết sau đây của S-Life Việt Nam!

Sốc nhiệt khi chạy bộ là gì?

Sốc nhiệt hay còn được biết tới như là tình trạng say nắng, tổn thương tới hệ thần kinh do nhiệt độ trong cơ thể quá cao. Mức nhiệt độ quá cao khiến hệ thần kinh trung ương bị rối loạn chức năng, mất khả năng định hướng, rối loạn tri giác và có thể dẫn tới hôn mê.

Sốc nhiệt khi chạy bộ là vấn đề thường xảy ra với người chưa có kinh nghiệm
Sốc nhiệt khi chạy bộ là vấn đề thường xảy ra với người chưa có kinh nghiệm

Thẳng thắn mà nói thì sốc nhiệt có thể gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở những người tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là chạy bộ. Đây là lý do vì sao bạn nên học cách nhận biết các dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ cũng như có biện pháp xử lý, phòng tránh ngay từ sớm để không gặp phải mối nguy hại về sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt khi chạy bộ

Nếu như bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm tập luyện, dưới đây là dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ mà bạn cần phải chú ý theo dõi và áp dụng biện pháp xử lý ngay lập tức:

Nhiệt độ cơ thể tăng cao

Thường thì trong quá trình tập luyện thể thao, nhiệt độ cơ thể sẽ có sự thay đổi do nhịp tim tăng cao, dẫn tới trao đổi chất nhanh và khiến cơ thể nóng lên. Đây là một điều tương đối bình thường, nhưng cần phải đặc biệt lưu ý về mức nhiệt độ tăng lên khi tập luyện. Nếu cảm thấy nhiệt độ bên trong cơ thể quá nóng, hoặc nóng lên toàn thân thì đó là dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ, cần phải xử lý ngay lập tức để không bị ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Toát mồ hôi liên tục

Thường thì cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát cơ thể cũng như cân bằng lại nhiệt độ bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường. Nhưng lượng mồ hôi thoát ra này cũng chỉ có giới hạn.

Nhiệt độ cơ thể tăng và tiết ra rất nhiều mồ hôi
Nhiệt độ cơ thể tăng và tiết ra rất nhiều mồ hôi

Nếu như cơ thể liên tục toát ra mồ hôi, và không có dấu hiệu dừng lại chứng tỏ cơ thể đang gặp phải vấn đề trong quá trình làm mát và điều hoà nhiệt độ của cơ thể. Đây có thể là dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ mà bất cứ người tập luyện nào cũng mắc phải nhưng lại không được nhận định chính xác.

Xem thêm: Tại sao người Nhật chạy giỏi

Có cảm giác chóng mặt

Đây là dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ rõ ràng nhất, bởi nó biểu hiện với nhiều mức độ như mất định hướng, cảm giác đau đầu, chóng mặt rõ rệt. Hoặc nặng hơn nữa là xây xẩm mặt mày, tê mỏi cơ mặt, hôn mê, co giật.

Tất cả những dấu hiệu này có thể được cảm nhận dễ dàng khi bắt đầu xuất hiện, và chắc chắn không phải điều có thể xảy ra khi bạn tập luyện chạy bộ.

Xem thêm: Khắc phục tình trạng buồn nôn sau chạy bộ

Mệt mỏi và uể oải cơ bắp

Sốc nhiệt dẫn tới cơ thể luôn ở trong tình trạng nóng, thoát nhiều mồ hôi dẫn và khiến cho thể lực bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu như chỉ sau một thời gian ngắn tập luyện, bạn bắt đầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, xuống sức nhanh và cơ bắp mệt mỏi, run rẩy thì đó là dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ.

Cảm thấy mệt mỏi rõ rệt chỉ sau thời gian ngắn chạy bộ
Cảm thấy mệt mỏi rõ rệt chỉ sau thời gian ngắn chạy bộ

Thở nhanh và bị chuột rút

Thở nhanh hơn là hành động tự phát để làm mát cơ thể nhanh hơn, nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị sốc nhiệt. Nếu như chưa chắc chắn, hay để ý xem bản thân có bị chuột rút hay không. Cơ bắp liên tục co thắt, căng cơ ở vùng đùi và chân, thậm chí là cả ở cánh tay thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị sốc nhiệt tương đối rõ rệt.

Biện pháp xử lý khi bị sốc nhiệt

Nếu đã nắm bắt được dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ, chúng ta sẽ chuyển hướng sang những biện pháp xử lý để ngăn tình trạng trở nên xấu hơn. Đối với những người bắt đầu bị sốc nhiệt khi chạy bộ, hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để ngăn không cho tình trạng sốc nhiệt tiếp tục diễn ra: 

Hạ nhiệt làm mát cơ thể

Đối với người xuất hiện dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ, bạn nên hiểu rằng vấn đề nằm ở nhiệt độ quá cao tác động tới hệ thần kinh và dẫn tới những biểu hiện tiêu cực khác. Vậy nên việc đầu tiên nên làm là tìm cách hạ nhiệt, làm mát cơ thể ngay khi phát hiện cơ thể bị sốc nhiệt.

Chườm lạnh để làm mát và hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng
Chườm lạnh để làm mát và hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng

Thường thì bạn có thể ngừng tập luyện ngay lập tức, tiến vào nơi thoáng gió, mát mẻ để nghỉ ngơi nếu không quá nghiêm trọng. Nhưng trong trường hợp nguy cấp hơn, hãy sử dụng khăn lạnh, nước đá để chườm lạnh và hạ nhiệt cấp tốc để không gây ra những di chứng xấu, sau đó nhờ tới sự trợ giúp y tế nếu có.

Uống nước lọc pha muối

Với những người sốc nhiệt và thoát nhiều mồ hôi, cơ bắp bị suy nhược nhanh chóng do bị mất đi một lượng nước lớn cũng như các khoáng chất cần thiết. Nếu mất nước quá nhiều thì sẽ xảy ra hiện tượng co giật cơ bắp vô cùng nguy hiểm.

Hãy bổ sung một lượng nước lớn, tốt nhất là nước lọc pha muối để bù nước cũng như natri để giúp cơ bắp trở lại trạng thái ổn định, sau đó tiếp tục áp dụng các biện pháp chăm sóc khác để ngăn sốc nhiệt tiếp tục diễn ra.

Cởi bỏ bớt trang phục

Trang phục bó sát khi chạy bộ cũng là một vấn đề cản trở việc hồi phục của cơ thể, đặc biệt là với người đã có dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ thì hãy cố gắng cởi bỏ bớt trang phục và làm mát một cách nhanh chóng để hạ nhiệt.

Nếu trang phục bó sát thì cần cởi bỏ bớt để hỗ trợ làm mát
Nếu trang phục bó sát thì cần cởi bỏ bớt để hỗ trợ làm mát

Trong trường hợp bị choáng váng và cần nằm, hãy giúp họ nằm xoay người về phía bên trái và gập chân trái lại. Đây là động tác hồi phục cơ bản trong y khoa, đồng thời kết hợp thở sâu để thúc đẩy tuần hoàn trở về trạng thái bình thường.

Xem thêm: Phụ kiện chạy bộ

Phòng tránh sốc nhiệt khi chạy bộ

Nhìn chung thì phòng tránh vẫn tốt hơn là điều trị, nếu bạn không muốn phải lo lắng quá nhiều về những dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ, hãy chủ động phòng tránh bằng những biện pháp sau đây:

Không tập chạy khi trời quá nắng

Nhiệt độ quá cao từ môi trường bên ngoài sẽ khiến cho cơ thể bị sốc, vậy nên để ngăn ngừa sốc nhiệt diễn ra thì chúng ta nên lựa chọn thời điểm tập luyện chạy bộ hợp lý. 

Tập luyện vào thời điểm mát mẻ và ít nắng
Tập luyện vào thời điểm mát mẻ và ít nắng

Tốt nhất là tập luyện chạy bộ vào buổi sáng từ 5 – 6 giờ, hoặc chạy bộ vào buổi chiều khoảng 5 – 6 giờ. Đây là thời điểm tắt nắng, khí trời mát mẻ và cũng tạo điều kiện trao đổi chất diễn ra ổn định trong cơ thể khi tập luyện chạy bộ.

Tập luyện cường độ phù hợp

Sốc nhiệt cũng bắt nguồn từ việc tập luyện quá sức, cơ thể không thể tự điều tiết làm mát và hạ nhiệt. Vậy nên bạn cần chú ý lựa chọn các bài tập chạy bộ có cường độ phù hợp, tập trong thời gian vừa đủ để mang lại hiệu quả như mong đợi mà không gây ra kiệt sức.

Xem thêm: Cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao

Uống đủ nước khi chạy bộ

Hãy chú ý bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể trong suốt quá trình tập luyện chạy bộ. Điều này sẽ giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh, không bị thiếu nước dẫn tới sốc nhiệt kể cả khi toát mồ hôi. Việc uống đủ nước cũng sẽ giữ cho bạn luôn có tinh thần tỉnh táo, tập luyện hăng hái và ít gặp phải những vấn đề xấu về sức khoẻ hơn.

Bổ sung nước và khoáng chất đầy đủ khi chạy bộ để tránh sốc nhiệt
Bổ sung nước và khoáng chất đầy đủ khi chạy bộ để tránh sốc nhiệt

Vừa rồi là một số thông tin chia sẻ về những dấu hiệu sốc nhiệt khi chạy bộ, cách xử lý cũng như biện pháp phòng tránh triệt để nhất. Hãy chú ý nhiều hơn và áp dụng ngay khi cần thiết để giữ cho quá trình tập không bị ảnh hưởng, có một sức khỏe ổn định và đạt được mục tiêu đề ra, chúc bạn thành công!

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận