Chạy bộ là hình thức được nhiều người sử dụng để cải thiện vóc dáng và sức khỏe. Một số người còn chạy bộ chân trần trên máy chạy bộ vì cảm thấy dễ chịu và không bị bó buộc. Câu hỏi đặt ra là có nên chạy theo cách này hay không? Hãy cùng S-Life tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
Chạy bộ chân trần trên máy chạy bộ có tốt không?
Chạy bộ trên máy giúp gia tăng thể lực và thon gọn vóc dáng sau một thời gian. Tuy nhiên, một vài người lại thích chạy bộ chân trần trên máy chạy bộ. Liệu hình thức này có an toàn và tốt?
Giúp cải thiện điều hòa tim mạch
Chạy chân trần giúp tăng diện tích tiếp xúc của bàn chân với mặt thảm. Các huyệt đạo ở bàn chân được kích thích giúp khí huyết lưu thông. Quá trình chạy, máu dồn về tim nhiều hơn khiến bộ phận này phải hoạt động liên tục. Nhờ đó giảm tình trạng máu vón cục gây tắc nghẽn dẫn tới đột quỵ. Sau một thời gian, thành mạch và cơ tim dày lên nên khỏe hơn, cải thiện chức năng vận động đáng kể.

Rèn luyện sức mạnh cơ chân
Khi mang giày thể thao, người chạy thường có xu hướng tiếp đất bằng gót chân. Việc này gây áp lực lên toàn bộ bàn chân và ống đồng khiến chân sưng đau. Nhiều chuyên gia khẳng định, chạy bộ với giày sai cách có thể tăng lực tác động vào chân lên gấp 3 lần. Hệ quả là khiến chân bị tổn thương nghiêm trọng như giãn dây chằng, sưng tấy và đau nhức.
Nếu bạn chạy bộ chân trần trên máy chạy bộ đúng cách thì có thể giảm lực tác động đáng kể lên chân. Bước chạy của bạn cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, tiếp đất êm ái hơn so với việc mang giày. Cảm giác cũng chân thật hơn khi da tiếp xúc với thảm chạy khiến người tập thích thú. Tóm lại, chạy chân trần sau một thời gian sẽ giúp cơ chân khỏe hơn và dẻo dai hơn.

Xem thêm: Chạy bộ có to chân không?
Tạo sự thoải mái cho các ngón chân
Mang giày chạy thường xuyên sẽ khiến ngón chân bị yếu đi vì bị gò bó trong không gian hẹp. Những đôi giày thể thao hiện đại đã được cải tiến để phần vải ôm lấy toàn bộ bàn chân. Tuy nhiên lực ma sát trong quá trình di chuyển vẫn khiến các ngón chân bị trầy xước ít nhiều.
Nếu bạn chạy bộ liên tục mỗi ngày khoảng 30 phút thì sẽ cảm thấy gót chân hơi chai, đầu ngón chân sưng đỏ nhẹ do bị cọ xát. Thêm vào đó, đi giày liên tục sẽ khiến mắt cá chân bị sưng tấy. Tình trạng này sẽ giảm đi nếu bạn chạy bộ chân trần.

An toàn hơn chạy bộ chân trần bên ngoài
Chạy bộ chân trần đem lại nhiều lợi ích cho người tập. Tuy nhiên, không phải ở chỗ nào bạn cũng có thể để chân không mà chạy đâu nhé. Mặt đường thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thương chân như hố ga, mảnh vụn, mảnh thủy tinh, kim tiêm,… nên bắt buộc bạn phải mang giày khi chạy. Dù bạn có lựa chọn những cung đường đẹp và an toàn nhất thì vấn tiềm tàng rất nhiều rủi ro.

Ngược lại, chạy bộ chân trần gần như an toàn tuyệt đối cho người tập. Bề mặt thảm chạy phẳng giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn. Một điểm cộng là thảm chạy hấp thụ lực rất tốt, giảm lực tác động lên xương khớp đáng kể. Các nghiên cứu cho thấy, chạy bộ chân không giúp áp lực lên phần đầu gối và mắt cá chân. Bằng cách chạy này bạn sẽ bảo vệ đôi chân tốt hơn.
Xem thêm: Đặc điểm của máy chạy bộ cao cấp
Mang đến cảm giác thư giãn, xả stress
Chạy bộ chân trần kích thích não bộ sản sinh nhiều endorphin khiến tinh thần thoải mái hơn. Loại hormone này giảm căng thẳng cực kì hiệu quả và là chất an thần tự nhiên giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.
Mùa hè nóng nực mà phải mang vớ và giày chắc chắn sẽ rất bí bách. Chạy bộ chân trần trên máy khiến bạn cảm giác dễ chịu hơn, giải phóng khỏi những bó buộc thường ngày.
Như vậy, chạy bộ chân trần trên máy tốt cho đôi chân và sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tập.

Rủi ro có thể gặp phải khi chạy bộ chân trần trên máy
Bên cạnh những lợi ích của chạy bộ chân trần trên máy, hình thức này còn tiềm ẩn một vài rủi ro nhỏ sau:
Các ngón chân bị quặp lại
Hiện tượng này xảy ra là do sự dịch chuyển của băng truyền trên máy. Cụ thể, khi máy hoạt động thì băng truyền có xu hướng chuyển động về phía bạn. Bàn chân lúc này sẽ đổi sang chế độ hãm để giữ cho cơ thể không bị mất thăng bằng mà bị cuốn khỏi máy. Các ngón chân có xu hướng quặp lại bám lấy băng chuyền, tạo độ bám dính cho cả bàn chân.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên giảm tốc độ và tăng độ dốc của bằng truyền lên. Đồng thời, bạn điều chỉnh tiếp đất bằng bàn chân rồi tới mũi chân sẽ khiến các ngón chân mở rộng tự nhiên.

Dễ chấn thương bắp chân, gót chân, gân và mắt cá chân
Giày chạy là trang bị cần thiết bảo vệ toàn bộ bàn chân. Trong quá trình chạy, nếu chân va đập vào vật cứng thì tác động sẽ được giảm đi ít nhiều nhờ có giày. Nhưng khi chạy bộ chân trần trên máy, chân của bạn sẽ không có vật bảo vệ nên dễ bị chấn thương khi va đập hơn.
Có thể thấy, giày chạy bộ tuy khiến chân của bạn có chút không thoải mái trong lúc tập luyện nhưng nó rất quan trọng giữ cho bàn chân khỏi những thương tổn trong lúc tập luyện.

Chân dễ bị phồng rộp
Băng truyền của máy chạy bộ có độ nhám cao để tạo bám dính cho chân trong lúc tập luyện. Tuy nhiên, nếu bạn chạy bộ bằng chân trần sẽ có cảm giác bỏng rát dưới lòng bàn chân do ma sát trong lúc vận động gây ra. Hệ quả là bàn chân bị phồng rộp đau nhức, bất tiện trong sinh hoạt.
Cách khắc phục đơn giản nhất là bạn nên chạy bộ nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút vào ngày đầu tập. Những ngày kế tiếp, bạn tăng thêm 1 – 2 phút để bàn chân làm quen với ma sát.

Lòng bàn chân bị chai, đau
Lòng bàn chân bị chai và đau là do lực ma sát do quá trình chạy gây ra. Bề mặt băng chạy lại rất nhám nên ma sát xảy ra càng lớn khiến bàn chân đau rát. Sau một thời gian, lòng bàn chân sẽ xuất hiện những vết chai cứng mất thẩm mỹ.
Giải pháp tốt nhất là bạn nên hạn chế chạy bộ bằng chân trần trên máy. Mỗi tuần, bạn chỉ nên dành khoảng 2 – 3 buổi chạy chân không, đặt vận tốc trung bình để giảm ma sát sinh ra giữa lòng bàn chân và băng chạy.

Hướng dẫn chạy bộ chân trần trên máy chạy bộ đúng cách
Để hạn chế rủi ro khi chạy bộ chân trần trên máy chạy bộ, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật và làm thêm những việc sau đây:
Chỉ luyện tập trong thời gian ngắn
Dù bạn chạy chân trần trên máy hay ngoài trời cần phân bổ thời gian hợp lý khoảng 2 – 3 buổi/ tuần. Mỗi buổi chỉ nên tập khoảng 5 – 10 phút để chân không bị nóng rát khó chịu. Nếu cảm thấy nóng rát khó chịu, bạn nên dừng lại để tránh tổn thương đáng tiếc. Bạn cần kiên nhẫn luyện tập chạy bộ với chân trần, nóng vội sẽ gây ra nhiều sai lầm.

Tập trung vào bước chạy
Kỹ thuật khi chạy bộ chân trần trên máy chạy bộ cũng rất quan trọng. Bạn cần tiếp đất từ giữa lòng bàn chân tới các ngón chân sẽ an toàn hơn. Tuyệt đối bạn không nên tiếp đất bằng ngón chân sẽ khiến lực tác động gây ra giãn gân, rạn xương nguy hiểm.
Đầu gối không nên nâng cao quá sẽ khiến bạn nhanh mỏi và kiệt sức. Tư thế này cũng khiến bước dậm chân mạnh hơn bình thường gây ra đau cho lòng bàn chân. Vận tốc khi chạy không nên quá nhanh dễ khiến cơ thể mất kiểm soát mà văng khỏi băng chạy.

Ngâm chân vào buổi tối trước khi ngủ
Ngâm chân là cách thức đơn giản giảm sưng đau nhanh chóng. Trước khi đi ngủ, bạn thực hiện ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 – 20 phút sẽ giúp da chân mềm mại hơn, giảm chai sần hiệu quả.

Thích nghi dần với thảm chạy
Thời gian đầu khi chạy bộ chân trần trên máy chạy bộ, bạn chỉ nên duy trì khoảng 2 – 3 phút để bàn chân quen với thảm chạy. Việc này cũng tránh lực ma sát xuất hiện nhiều gây bỏng rát cho da chân. Những ngày tiếp theo, bạn chạy thêm khoảng 1 – 2 phút tới khi da chân quen thì tăng dần thời gian lên.

Không tập những bài tập cường độ cao
Chạy bộ chân trần trên máy chạy bộ nên tập những bài nhẹ nhàng thay vì những bài cường độ cao. Những bài đòi hỏi tốc độ nhanh, dứt khoát tốt cho giảm cân nhưng không có lợi cho da chân. Vì lực ma sát trong quá trình vận động sinh ra nhiều sẽ khiến da chân bỏng rát, sưng phồng cực kì đau ảnh hưởng tới sinh hoạt. Nếu bạn đang cần tập luyện để lấy lại vóc dáng trong thời gian ngắn thì nên mang giày trong lúc tập luyện cường độ cao trên máy.

Những đối tượng không nên chạy bộ bằng chân trần trên máy
Chạy bộ chân trần trên máy chạy bộ khiến bàn chân không bị gò bó nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, những đối tượng sau không nên thực hiện cách tập luyện này:
- Người đang có vết thương hở ở chân, đặc biệt là vết thương ở lòng bàn chân.
- Người bị viêm da, da chân bong tróc do nước ăn chân hoặc bị vẩy nến.
- Người có vết sẹo ở lòng bàn chân cũng không nên chạy chân trần vì sẽ khiến vết sẹo chai lại và phồng to hơn.
- Người bị vấn đề về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, viêm dây chằng, viêm bao hoạt dịch,…
- Người bị hen suyễn hoặc bệnh về tim.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh khoảng 3 tháng.

Chạy bộ chân trần trên máy chạy bộ đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Mặc dù vậy phương pháp này cần tuân thủ theo một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho đôi chân của người tập. Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên mua thiết bị tập luyện này ở đâu thì hãy tới với S-Life.
Chúng tôi là đơn vị phân phối máy chạy bộ nhập khẩu chính hãng tại Việt Nam. Sản phẩm của S-Life có thiết kế trẻ trung và năng động, mức giá đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng. Chính sách bảo hành lên tới 5 năm, bảo trì trọn đời tại nhà nên bạn không cần lo lắng trong quá trình dùng.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc chạy bộ chân trần trên máy chạy bộ có tốt không. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ theo những yêu cầu khi thực hiện phương pháp này để bảo vệ da chân không bị phồng rộp, đau nhức nhé. Để đặt mua sản phẩm, bạn hãy liên hệ tới tổng đài của chúng tôi theo số 0911.145.599 hoặc 0916.947.557. S-Life luôn sẵn sàng phục vụ và mang tới những sản phẩm tốt nhất.