Cấu tạo của máy chạy bộ gồm nhiều bộ phận. Chúng được lắp ráp từ rất nhiều chi tiết khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cấu tạo của máy chạy bộ mà có thể bạn chưa biết.
Cấu tạo máy chạy bộ điện phần bên ngoài
Bằng mắt thường ta có thể thấy cấu tạo bên ngoài của máy chạy bộ tương đối đơn giản gồm:
Khung sườn của máy chạy bộ
Chất liệu tạo nên phần khung của máy là nhôm và thép. Các dòng máy chạy bộ cao cấp hiện nay được làm bằng nhôm vì nó nhẹ và bền. Tuy nhiên sản phẩm lại có giá đắt hơn.
Còn các loại máy chạy bộ bình dân trên thị trường được làm bằng thép vì giá thành rẻ. Độ chắc chắn của khung sườn phụ thuộc vào độ dày của tấm thép trên máy. Tấm thép càng dày thì khả năng đỡ càng tốt giúp cho người dùng an tâm hơn khi sử dụng.
Toàn bộ khung sườn được hàn bằng mối hàn nguội. Hệ thống ốc vít được lắp đặt cẩn thận tạo sự chắc chắn cho từng bộ phận. Đồng thời đảm bảo sự nhanh chóng khi tháo lắp và di chuyển máy.
Hệ thống giảm chấn bằng trục thủy lực có cuộn lò xo, giảm tới hơn 70% rung lắc từ các bước chạy khi tập gây ra. Nó còn đảm bảo an toàn cho khớp gối và cổ chân không bị phản lực tác động.
Trục nâng hạ chính là hai trục thủy lực được khóa bằng khớp khóa thông minh. Chỉ cần tác động lực nhẹ vào là thảm chạy có thể tự hạ xuống bên dưới. Nếu muốn nâng thảm lên chỉ cần tác động lực nhấc ngược lại, đẩy piston lên và khóa khớp.
Xem thêm: Khi nào cần thay thế động cơ máy chạy bộ
Bảng điều khiển của máy chạy bộ
Bảng điều khiển là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo máy chạy bộ. Nhiệm vụ chính của bảng là điều khiển toàn bộ hoạt động, chế độ và tốc độ chạy của máy. Ngoài ra máy còn có khả năng phát âm thanh và video trong lúc sử dụng. Nếu bảng điều khiển bị lỗi thì máy không thể hoạt động bình thường được.
Thông qua các phím chức năng bạn có thể điều chỉnh tốc độ và độ dốc; đo nhịp tim; hiển thị thông số tập luyện;… Sau đây là một số nút chức năng cơ bản trên bảng điều khiển:
- Nút màu xanh “ Start” là để khởi động máy, nút tạm dùng “Pause” và nút tắt máy màu đỏ “Stop”. Ba phím này được thiết kế nằm cạnh nhau trên một hàng.
- Khóa an toàn là kẹp màu đỏ nằm tách biệt với hàng nút khởi động trên máy. Tác dụng chính là để phanh gấp lại khi có sự cố xảy ra trong lúc chạy.
- Nút điều chỉnh tốc độ “Speed” có hai chế độ là tăng tốc hoặc giảm tốc. Hai chế độ này được ký hiệu bằng dấu (+) và (-) hoặc mũi tên lên và xuống.
- Phím điều khiển độ dốc “Incline” cũng có hai chế độ tăng và giảm như tốc độ.
- Tổ hợp đo nhịp tim bằng kim loại.
Ngoài ra, bảng điều khiển còn có cổng USB, cổng cắm tai nghe, khe lưu trữ,… cho người dùng sử dụng khi chạy bộ.
Màn hình hiển thị của máy chạy bộ
Bộ phận quan trọng khác trong cấu tạo máy chạy bộ đó là màn hình hiển thị. Chức năng chính của tấm màn này là giúp bạn theo dõi dữ liệu cá nhân trong lúc tập luyện. Bạn cũng có thể kết nối Wifi, nghe nhạc, xem phim,… để giải trí trong lúc chạy bộ để tăng thêm hứng thú.
Có hai loại màn hình phổ biến được trang bị ở các loại máy chạy bộ là LCD và LED cảm ứng. Những dòng máy cao cấp thường dùng loại màn LED cảm ứng. Còn với những loại máy thông thường chỉ sử dụng màn LCD. Các thông số chính hiển thị trên màn hình gồm:
- Tốc độ (km/h)
- Thời gian chạy (phút hoặc giờ)
- Quãng đường chạy (km)
- Năng lượng tiêu hao (calo)
Tay vịn trên máy chạy bộ
Cấu tạo máy chạy bộ còn có bộ phận phụ là tay vịn được lắp ở hai bên thân máy. Bộ phận này giúp giữ thăng bằng cho người chạy khi tăng hoặc giảm tốc độ đột ngột. Cần lưu ý rằng trong lúc chạy bạn không được bám vào tay vịn của máy.
Băng chạy của máy chạy bộ
Băng chạy được coi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo máy chạy bộ. Vì không có băng chạy thì bạn không thể chạy trên máy được. Băng chạy phải đáp ứng về tiêu chuẩn độ dài và độ rộng. Nếu băng chạy quá ngắn hoặc quá hẹp sẽ khiến bạn dễ té ngã. Đai cao su chuyển động qua lại máy tăng độ ma sát và chống trơn trượt.
Thảm chạy bộ
Thảm chạy bộ nằm trong cấu tạo máy chạy bộ. Phía bên trên băng chạy được trải một tấm thảm giúp việc tập luyện thuận lợi hơn. Đặc điểm của tấm thảm này gồm:
Kích thước thảm phổ biến
Với máy chạy bộ gia đình, kích thước bề rộng của thảm từ 35cm đến 45cm, còn chiều dài là 180cm. Độ dày của thảm chạy từ 1.6mm đến 1.8mm. Còn máy chạy bộ ở phòng Gym có độ rộng từ 50cm đến 55cm, có khi lên tới 60cm, chiều dài lên tới 340cm. Độ dày của thảm từ 1.8mm đến 2mm, một số loại máy cao cấp dùng loại thảm dày tới 2.5mm, khả năng giảm ồn cực tốt.
Số lớp
Thảm chạy phổ thông hoặc loại dùng cho gia đình thường có 5 lớp cơ bản gồm:
- Lớp chống trơn trượt
- Lớp đệm tĩnh điện
- Lớp cao su EVE
- Lớp đệm khí
- Lớp đàn hồi
Các loại thảm cao cấp hoặc dùng cho phòng gym thì có tới 7 lớp, bao gồm:
- Lớp chống trơn trượt
- Lớp đệm
- Lớp giảm ồn
- Lớp cao su EVA
- Lớp đệm khí
- Lớp đàn hồi
- Lớp cao su cao cấp
Loại thảm nhiều lớp hơn thường dày hơn, chống ồn và giảm chấn tốt hơn. Cùng với đó, chi phí của thảm 7 lớp cao hơn thảm 5 lớp.
Chất liệu sản xuất thảm
Hiện nay có hai chất liệu chính sản xuất thảm chạy bộ là PU và PV, ưu điểm chính là êm ái, đàn hồi rất tốt. Đi kèm là một số loại vật liệu dạng sợi và lưới để tăng cường độ bền, ổn định và đàn hồi cho sản phẩm.
Cấu tạo bên trong máy chạy bộ điện
Cấu tạo máy chạy bộ ở bên trong khá phức tạp gồm nhiều bộ phận và linh kiện. Nhưng bạn chỉ cần nắm được những bộ phận chính sau:
Động cơ máy chạy bộ
Động cơ là bộ phận chính trong cấu tạo máy chạy bộ quyết định đến chất lượng của máy. Động cơ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hoạt động, âm lượng, khả năng chịu tải, tốc độ và độ tuổi của sản phẩm.
Động cơ máy chạy bộ thường có công suất từ 2.5HP đến 4HP. Với những loại máy chuyên nghiệp thì công suất lớn lên tới 3.5HP đến 4HP. Công suất càng lớn thì máy hoạt động càng nhanh và khỏe.
Trong động cơ máy chạy bộ còn có hệ thống vi mạch gồm diot, bán dẫn, chip vi xử lý,…được lắp trên một bản mạch truyền dẫn. Nhiệm vụ chính là nhận, mã hóa tín hiệu từ bảng điều khiển xuống bộ phận động cơ và trục khớp ở phía bên dưới.
Các máy chạy bộ ở phòng tập sử dụng động cơ AC có công suất cao và tiếng ồn cũng to. Còn loại máy chạy bộ tại nhà thì được lắp động cơ DC có công suất thấp và tiếng ồn nhỏ hơn. Mã lực của máy càng lớn thì thời gian làm việc càng lâu và tải trọng lớn.
Bộ phận điều khiển máy chạy bộ
Bộ phận điều khiển được coi như bộ não của máy chạy bộ. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là nhận lệnh vận hành của người chạy bộ. Sau đó truyền lệnh cho động cơ chạy, động cơ gradient và phần cứng khác để thực hiện nhiệm vụ. Nếu bộ phận điều khiển bị hỏng thì toàn bộ máy sẽ không hoạt động được.
Con lăn của máy chạy bộ
Một máy chạy bộ có hai con lăn. Con lăn phía trước được cung cấp năng lượng từ một động cơ. Con lăn phía sau là một bánh xe dẫn động. Nhiệm vụ chính của hai con lăn này là dẫn động cho băng chạy. Khi con lăn hoạt động tốt, chạy nhanh và không gây tiếng ồn thì băng chạy chuyển động êm hơn đem tới cảm giác thoải mái khi chạy bộ.
Ván chạy bộ
Bề mặt của ván chạy bộ phẳng và nhẵn, độ dày khoảng 25mm. Mặt trên và dưới của ván được phủ một chất đặc biết giúp bôi trơn, giảm lực cản và tiếng ồn khi chạy.
Hệ thống giảm xóc của máy chạy bộ
Đây là bộ phận quan trọng trong cấu tạo máy chạy bộ giúp giảm chấn bên dưới ván chạy. Hệ thống này được cố định trên khung chính của máy chạy bộ bởi 6 – 8 khối cao su. Nhiệm vụ chính là giảm rung lắc giữa ván chạy và khung chính. Nhược điểm của giảm chấn cao su là nếu nếu miếng cao su quá cứng sẽ khiến khả năng hấp thụ xóc kém. Còn nếu miếng cao su mềm thì độ bền sẽ giảm. Do đó nhiều máy chạy bộ sử dụng đệm lò xo thay thế giảm xóc cho hiệu quả tốt hơn.
Dây curoa
Cấu tạo máy chạy bộ còn có dây curoa. Dây này được tích hợp với con lăn tạo thành một tổ hợp thống nhất. Dây curoa phải đảm bảo độ bền cao vì nó là nơi chịu tải nhiều nhất trong lúc chạy.
Tính năng của máy chạy bộ điện bằng điện
Tính năng là một trong những vấn đề khiến khách hàng có quyết định sử dụng sản phẩm hay không? Vậy cấu tạo máy chạy bộ có những tính năng gì? Hiện nay các loại máy chạy bộ không chỉ tập trung vào các tiện ích ưu việt, mà còn đảm bảo thiết kế đơn giản, bắt mắt:
- Tính năng massage: Không chỉ là các bài tập thể dục mà máy chạy bộ còn trang bị thêm các hệ thống khác có chức năng massage toàn thân. Bạn sẽ được tận hưởng những phút giây thư giãn sau khi thực hiện các bài tập khác.
- Tính năng đi bộ và chạy bộ: Bạn có thể lựa chọn các bài tập chạy bộ hoặc đi bộ trên máy tập với nhiều tốc độ khác nhau. Thiết bị mang đến cảm giác chân thực như khi đi và chạy bộ ngoài trời. Việc tập luyện với máy chạy bộ điện đơn giản và dễ thực hiện do đó rất nhiều người ưa thích sử dụng loại dụng cụ tập thể dục này.
- Tính năng gấp gọn: Không như những chiếc máy đời cũ, hiện nay với sự hỗ trợ từ hệ thống piston thuỷ lực, bạn có thể dễ dàng thu gọn máy chạy bộ điện mà không sợ máy tập sẽ chiếm diện tích của không gian sống. Ngoài ra, đa phần các loại máy có tải trọng từ 60 – 70kg nên người dùng có thể tự di chuyển máy tập sang các vị trí khác nếu muốn, dưới sự hỗ trợ của hệ thống bánh xe được gắn ở phần đế máy.
- Tính năng gập bụng: Ngoài hai bài tập chính đó là đi và chạy bộ, máy tập hiện nay còn trang bị các tiện ích khác như gập bụng. Bạn có thể sử dụng chế độ này để bổ sung các bài tập về cơ bụng, có tác dụng rất tốt cho bạn trong việc giảm cân và cải thiện sức khỏe.
- Chế độ tăng dốc : Bạn có thể thực hiện các bài tập leo dốc ngay tại nhà với các cấu tạo máy chạy bộ điện. Bạn có thể điều chỉnh độ dốc tùy theo ý muốn bằng phương pháp thủ công hoặc để máy tập tự động điều chỉnh.
Trên đây là những thông tin chung về cấu tạo máy chạy bộ. Việc biết rõ các cấu tạo trong và ngoài sẽ giúp bạn phần nào nắm được nguyên lý hoạt động cơ bản của thiết bị cũng như là cách sử dụng sao cho hiệu quả. Hãy liên hệ S-Life qua số điện thoại 1800.2032 (miễn phí) hoặc 091.114.5599 để được tư vấn cụ thể nếu bạn có nhu cầu sử dụng máy chạy bộ nhé.