Cẩm nang về cách bảo dưỡng máy chạy bộ

Khi sắm máy chạy bộ tại nhà, bạn quan tâm không chỉ tập luyện sao cho đúng cách mà còn làm sao để bảo dưỡng tối ưu nhất. Khi thực hiện bảo dưỡng tốt, giúp máy hoạt động trơn tru, hạn chế sự cố xảy ra. Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết cách bảo dưỡng máy chạy bộ, đừng nên bỏ lỡ nhé! 

Những chi tiết trên máy chạy bộ bạn cần bảo dưỡng

Trước khi đi vào cách bảo dưỡng máy chạy bộ, bạn cần biết những chi tiết nào nên lau chùi, bảo trì. Trên máy chạy bộ có quá nhiều bộ phận làm cho bạn rối về bảo trì tại nhà. Một số chi tiết cần được bảo dưỡng như sau: 

  • Băng tải của máy chạy bộ
  • Motor (động cơ) của máy chạy bộ
  • Ván máy của máy chạy bộ 
  • Ngoài những chi tiết này thì còn có những bộ phận như: khung sườn, bảng điều khiển, vành đai máy, tay vịn,.. cũng cần lau chùi thường xuyên. 

Dụng cụ cần để bảo dưỡng máy chạy bộ điện

Bạn vẫn có thể tự thực hiện bảo dưỡng tại nhà. Nếu như bạn tự bảo dưỡng tại nhà, thì cần có dụng cụ hỗ trợ cho quá trình bảo dưỡng được đơn giản, suôn sẻ hơn. Vậy bạn cần chuẩn bị những dụng cụ nào:

  • Chuẩn bị hai chiếc khăn lau, có chất liệu không quá dày cũng không quá mỏng, đặc biệt là khăn này có tính hút bụi cao. 
  • Dụng cụ tuốc nơ vít kèm theo máy chạy bộ điện. 
  • Dầu nhớt chuyên dụng được đi kèm theo máy chạy bộ điện.
  • Mỡ chuyên dụng để thoa vào motor động cơ của máy chạy bộ. 
Cách bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà cần dụng cụ hỗ trợ nào?
Cách bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà cần dụng cụ hỗ trợ nào?

Chia sẻ cách bảo dưỡng máy chạy bộ điện định kỳ

Bạn muốn bảo dưỡng máy chạy bộ điện theo định kỳ để không ảnh hưởng tuổi thọ, máy móc hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, quá nhiều chi tiết làm chúng ra hack não, rối không biết nên bắt đầu từ đâu. 

Cách bảo dưỡng bộ phận ván máy chạy bộ

Đến với bộ phận đầu tiên trong cách bảo dưỡng máy chạy bộ là ván máy chạy bộ. Sử dụng mỡ chuyên dụng đã đề cập ở trên, thoa mỡ lên hai vòng bi ở hai đầu trục cả sau và trước. Sau một khoảng thời gian sử dụng, cần thoa mỡ lên vòng bi này để giúp cho hoạt động được trơn tru. 

Ngoài ra, để bảo dưỡng thì cần kiểm tra xem ván có bị gì bất thường hay không. Chẳng hạn như bị hư hỏng hay gãy thì liên hệ bên đơn vị cung cấp để được bảo hành nhé.

Bạn có thể tự bảo dưỡng tại nhà để tiết kiệm chi phí, chủ động thời gian
Bạn có thể tự bảo dưỡng tại nhà để tiết kiệm chi phí, chủ động thời gian

Bảo dưỡng phần thảm chạy bộ

Bạn sẽ hoạt động máy chạy bộ ở một vận tốc không quá lớn và cũng không quá nhỏ. Tiếp theo, bạn sẽ sử dụng máy hút bụi chuyên dụng để làm vệ sinh cho ván máy chạy. Bạn sẽ làm vệ sinh cho đến khi nhìn thấy ván máy chạy bộ sạch sẽ. Không chỉ làm sạch thôi đâu, mà bạn còn kiểm tra xem ván máy chạy có hoạt động bình thường (có bị căng hay lỏng không).

Chia sẻ đến bạn cách bảo dưỡng phần thảm máy chạy bộ
Chia sẻ đến bạn cách bảo dưỡng phần thảm máy chạy bộ

Xem thêm: Mẹo làm sạch băng tải máy chạy bộ

Thực hiện bảo dưỡng phần motor (động cơ)

Khi bảo dưỡng định kỳ máy chạy bộ thì làm sao thiếu được bộ phận motor (động cơ). Nếu như motor này có gì bất thường sẽ làm phát sinh trục trặc. Vì thế, cần bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế máy móc gặp vấn đề. 

Động cơ máy chạy bộ cũng cần được bảo dưỡng thường xuyên
Động cơ máy chạy bộ cũng cần được bảo dưỡng thường xuyên

Đầu tiên, bạn sẽ tháo vỏ motor ra khỏi máy chạy bộ, sau đó sử dụng khăn lau khô (bởi vì động cơ không thể đụng nước) lau phần bụi bẩn bám phía ngoài. Thoa mỡ chuyên dụng để bôi trơn vòng bi của động cơ. 

Tiếp theo lau chùi đến chổi than ở motor (nếu như bộ phận than chổi đã được dùng hết thì thay mới). Thời gian dùng chổi than tầm 2-3 năm (ghi nhớ thời gian để thay chổi than). Quét bộ phận bo mạch. 

Lưu ý: Sau khi bảo dưỡng xong, bạn sẽ lắp ráp lại đúng như ban đầu. 

Bảo dưỡng cho bộ phận băng tải

Cuối cùng, bảo dưỡng băng tải máy chạy bộ. Thông thường, khoảng 30 giờ hay là 150km chạy bộ sẽ bôi dầu/ lần. Trên thực tế, có hai cách tra dầu cho băng tải là: dầu tự động và tra dầu thủ công. Tới đây, bạn sẽ biết được cách bảo dưỡng máy chạy bộ chi tiết.

Tra dầu tự động

Bạn chỉ cần sử dụng một lượng dầu chuyên dụng lên băng tải theo chỉ định vào hộp trên đầu băng tải. Với công nghệ tra dầu tự động này, lượng dầu nhỏ vào sẽ từ ván máy đi đến băng tải một cách tự động. 

Tra dầu thủ công

Bạn kiểm tra thảm chạy có bị căng hay không, nếu như căng thì điều chỉnh lại. Tiếp theo, bạn sẽ nhấc hai bên bộ phận thảm lên rồi nhỏ lượng dầu vừa đủ vào ván máy theo đường thẳng. Xong rồi, bạn căng chỉnh lại băng tải. Thông thường, thảm máy chạy bộ có tuổi thọ 5-6 năm (nếu thảm bị rách thì thay ngay).

Tra dầu thủ công thực hiện sau khi kiểm tra độ căng của băng tải
Tra dầu thủ công thực hiện sau khi kiểm tra độ căng của băng tải

Cách bảo quản máy chạy bộ

Bên cạnh bảo dưỡng định kỳ, người sử dụng cũng cần thường xuyên kiểm tra tình trạng máy chạy bộ. Cùng với đó là thường xuyên lau chùi để thiết bị luôn vận hành trơn tru.

Đảm bảo nguồn điện luôn ổn định

Hãy tập cho mình thói quen kiểm tra nguồn điện trước khi khởi động máy chạy bộ. Hãy đảm bảo rằng phích điện không bị lỏng lẻo hay bị hở điện. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý việc tắt nguồn sau khi sử dụng. Theo đó, sau khi tập, thay vì chỉ nhấn nút “nguồn”, bạn nên tắt nguồn cùng với rút phích cắm điện. Thói quen này nhằm đảm bảo rằng bạn có thể tránh hết mức có thể những sự cố điện bất ngờ.

Cần kiểm tra nguồn điện trước và sau khi dùng máy chạy bộ
Cần kiểm tra nguồn điện trước và sau khi dùng máy chạy bộ

Tránh để đổ nước lên máy chạy bộ

Thông thường, các dòng sản phẩm máy chạy bộ hiện đại đều được thiết kế theo kiểu kín để tránh những tác nhân từ môi trường gây hư hại bộ điều khiển bên trong. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, bạn cũng nên tránh để nước rơi lên bảng điều khiển để tránh những sự cố về điện.

Khi chạy máy, hãy mang theo bên mình một chiếc khăn để thấm hút toàn bộ mồ hôi. Nếu có nhu cầu uống nước trong lúc tập, bạn hãy sử dụng loại hình có nắp đậy và đặt chiếc bình ở vị trí chắc chắn trong khay nằm trên máy.

Nên thường xuyên lau mồ hôi khi dnag9 dùng máy chạy bộ
Nên thường xuyên lau mồ hôi khi dnag9 dùng máy chạy bộ

Bên cạnh đó, nếu máy chạm bộ được lắp đặt ở nơi ẩm thấp thì các chi tiết máy cũng sẽ xuống cấp nhanh chóng. Do đó, nếu căn phòng bị ẩm quá mức thì nên cân nhắc việc di dời máy chạy bộ sang một không gian khác khô thoáng hơn.

Thường xuyên lau chùi sau khi sử dụng

Lau chùi máy chạy bộ sau mỗi lần sử dụng là một thói quen tốt. Thứ nhất, hành động này giúp giữ vệ sinh thiết bị tập luyện tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thứ hai, việc tránh để tay nắm và các chi tiết máy tiếp xúc với mồ hôi có tính ăn mòn cao chính là cách hiệu quả để bảo quản máy chạy bộ không bị cũ hay xuống cấp nhanh chóng.

Nên lau chùi máy chạy bộ thường xuyên
Nên lau chùi máy chạy bộ thường xuyên

Các bước lau chùi máy chạy bộ như sau:

  • Đầu tiên là dùng khăn mềm để lau nhẹ nhàng màn hình bảng điều khiển. Để loại bỏ bụi bẩn, bạn có thể sử dụng loại dung dịch lau màn hình chuyên dụng.
  • Tiếp đến là vệ sinh tay nắm hai bên và thanh đỡ.
  • Vỏ hộp động cơ cũng cần lau chòi để tránh bị bám bụi bẩn quá nhiều.
  • Cuối cùng là lau chùi băng tải của máy chạy bộ.

Lưu ý: Nếu máy chạy bộ đi cùng với những bộ phận khác chẳng hạn như vành đai rung thì bạn cũng nên thường xuyên lau chùi chúng.

Những lưu ý khi bảo dưỡng máy chạy bộ

Để quá trình bảo dưỡng mang lại hiệu quả tốt, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Lúc tra dầu động cơ, bạn cần tránh để dây curoa dính dầu. Nếu lỡ làm dính thì nên lau sạch để tránh nguy cơ dây curoa bị trượt khỏi con lăn trong quá trình máy chạy bộ hoạt động.
  • Nếu có điều chỉnh băng tải máy chạy bộ thì cần đảm bảo rằng bộ phận này không bị chùng hay bị căng quá mức. Bạn nên khởi định máy để kiểm tra xem băng tải có được điều chỉnh đúng mức hay không.
  • Cần thực hiện việc tra dầu bảo dưỡng theo hướng dẫn. Tuyệt đối không cho dầu trực tiếp vào động cơ để tránh làm hỏng chi tiết máy.
  • Sử dụng lượng dầu bôi trơn vừa phải. Bởi vì, nếu băng tải quá trơn cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn trong quá trình tập luyện.
  • Nếu tháo bất kỳ chi tiết nào trên máy chạy bộ thì bạn cần lắp lại đầy đủ.
  • Trong trường hợp máy chạy phát ra tiếng động lạ trong quá trình hoạt động, rất có thể có bộ phận nào đó chưa được lắp đúng cách. bạn cần kiểm tra thật kỹ xem mình có bỏ sót con vít nào không.
Cần lắp lại đầy đủ các chi tiết đã tháo ra khỏi máy chạy bộ
Cần lắp lại đầy đủ các chi tiết đã tháo ra khỏi máy chạy bộ

Trải nghiệm với đơn vị cung cấp máy chạy bộ uy tín S-Life

Bạn muốn chạy bộ nhưng lại ngại ra ngoài, thì sắm một máy chạy bộ tại nhà là sự lựa chọn hoàn hảo. Vừa nâng cao sức khỏe, có thể kiểm soát cân nặng. Bạn đang phân vân không biết đến đâu mua máy chạy bộ thì S-Life là một gợi ý, khi đến S-Life bạn sẽ có sản phẩm uy tín, chất lượng, có nhiều sự lựa chọn nên có nhiều mức giá phù hợp mọi người. 

Đặc biệt, S-Life có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giao hàng tại nhà chỉ trong vòng 2 giờ (khu vực TPHCM). Liên hệ qua số hotline  09111455990916947557 để được tư vấn nhé.

Trên đây, là một số thông tin về chủ đề cách bảo dưỡng máy chạy bộ. Hy vọng, có thể giúp được các bạn bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà một cách đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Bài viết cùng chủ đề

Gửi bình luận Đang xử lý...
    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận