Chạy bộ là phương pháp tập luyện mang đến hiệu quả tốt cho sức khoẻ, nhưng đòi hỏi người tập phải có kiến thức ở một mức độ nhất định. Buồn nôn sau khi chạy bộ có thể khiến cho bạn gặp phải nhiều khó khăn, và cần phải có phương pháp xử lý ngay khi cơn buồn nôn xuất hiện.
Buồn nôn sau khi chạy bộ có nguy hiểm không?
Trong quá trình tập luyện chạy bộ, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn Endorphin để tạo ra cảm giác tỉnh táo và hưng phấn, khiến cho cơ thể săn chắc và ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn. Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn sau khi chạy bộ. Vậy tình trạng này có nguy hiểm đối với sức khoẻ không?

Thực tế thì tình trạng buồn nôn này chủ yếu là do phần bụng bị tác động, ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá, dẫn tới triệu chứng buồn nôn sau khi chạy bộ. Và chỉ trở nên nặng hơn khi chế độ tập luyện chạy bộ vượt quá sức chịu đựng. Vậy nên có thể khẳng định rằng vấn đề này không nguy hiểm, và có thể giải quyết được nếu xác định được nguyên nhân và biện pháp hợp lý.
Nguyên nhân và biện pháp xử lý nếu buồn nôn sau khi chạy bộ
Như đã phân tích thì buồn nôn sau khi chạy bộ không quá nguy hiểm, nhưng đều phát sinh từ một số lý nguyên nhân cụ thể. Nếu đang mắc phải vấn đề này, bạn nên tham khảo dựa trên một số thông tin như sau:
Chế độ dinh dưỡng
Nếu ăn uống sai cách thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận động thể thao. Cụ thể như ăn quá nhiều trước khi tập chạy làm bụng dạ bí bách, nhịn ăn làm cơ thể mệt mỏi, thiếu dưỡng chất,… sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị kích thích nghiêm trọng. Trong quá trình tập chạy liên tục chịu áp lực của cơ bắp vùng bụng co sát vào, dẫn tới dạ dày tiết ra một lượng lớn dịch vị.

Để không còn gặp phải hạn chế như buồn nôn sau khi chạy bộ, hãy thay đổi ngay lập tức cách thức bổ sung dưỡng chất bằng các loại gel dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung năng lượng chứ không ăn quá no. Kể cả không đói, bạn cũng nên cố gắng ăn một chút trước khi tập chạy bộ để không rơi vào tình trạng đói, mệt lả hay buồn nôn.
Xem thêm: Xây xẩm chóng mặt nên uống gì để nhanh hết?
Mất nước quá nhiều
Trong quá trình tập thể dục, đặc biệt là chạy bộ với tốc độ cao thì lượng mồ hôi thoát ra cực kỳ nhiều. Việc thoát mồ hôi như vậy thì cơ thể sẽ bị mất đi một lượng lớn chất điện giải, khiến cho cơ thể trở nên choáng váng, mệt mỏi và dễ bị buồn nôn hơn rất nhiều.
Lúc này, người tập luyện chạy bộ sẽ phải tập trung bổ sung nhiều khoáng chất trong nước, cụ thể là nước lọc hoặc nước khoáng điện giải để không bị xuống sức quá nhanh. Đây cũng là một trong những cách khắc phục tình trạng buồn nôn sau khi chạy bộ mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng dễ dàng.
Xem thêm: Nên uống nước gì khi chạy bộ
Thời tiết quá nóng
Tập luyện chạy bộ trong thời điểm nắng nóng sẽ khiến cơ thể phải điều tiết và tự làm mát bằng một lượng lớn mồ hôi. Tuy nhiên thời tiết như vậy cũng là nguyên nhân làm cho bạn bị buồn nôn sau khi chạy bộ khi những cơn choáng xuất hiện.

Đây là lý do vì sao làm mát cơ thể trở nên quan trọng tới vậy, bởi không chỉ hạn chế mệt mỏi, choáng váng mà làm mát cơ thể sau khi chạy bộ sẽ hạn chế đáng kể cảm giác buồn nôn. Nhưng bạn cũng phải lưu ý rằng để ngăn ngừa buồn nôn sau khi chạy bộ thì cũng phải làm mát một cách hợp lý, từ từ để cơ thể không bị sốc nhiệt.
Tụt huyết áp
Trong quá trình tập luyện mệt mỏi, người vận động rất dễ bị tụt huyết áp. Tuy nhiên tình trạng tụt huyết áp cũng sẽ làm cho người tập bị choáng váng, kiệt sức, chóng mặt và đặc biệt là buồn nôn.
Nếu muốn khắc phục vấn đề này, bạn sẽ cần phải thường xuyên bổ sung năng lượng, giảm thiểu cường độ tập chạy bộ ngay lập tức khi bắt đầu xuất hiện cảm giác choáng váng.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu quá thấp, dưới 3,9 mmol/l (<70mg/dl) dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt glucose cho các hoạt động, gây nên sự rối loạn trong quá trình cơ thể vận động, mà biểu hiện dễ thấy nhất là buồn nôn sau khi chạy bộ.
Tình trạng hạ đường huyết cần được xử trí nhanh, kịp thời để hạn chế những biến chứng nặng nề do hạ đường huyết gây nên. Với những trường hợp hạ đường huyết khi chạy bộ, cần bổ sung một chút đồ ngọt như kẹo, bánh hoặc hoa quả có sẵn, đơn giản hơn nữa thì khoảng 100ml nước pha đường để hồi phục sức lực nhanh chóng hơn.
Xem thêm: Hạ đường huyết khi chạy bộ và cách khắc phục
Tập luyện quá sức
Chạy bộ liên tục, chạy với cường độ quá cao là vấn đề thường xảy ra với người chưa có quá nhiều kinh nghiệm. Nhưng đây cũng là lý do vì sao cơ thể của bạn bắt đầu bị buồn nôn sau khi chạy bộ, choáng váng và xây xẩm mặt mũi.

Vậy nên cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng mệt mỏi hay buồn nôn là xây dựng một chế độ tập luyện vừa sức. Tập thể dục với những hình thức phù hợp thể lực, sức khoẻ, kết hợp với thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đừng ham mê nâng cao thành tích mà bỏ qua sức chịu đựng của bản thân.
Một số lưu ý quan trọng đối với người chạy bộ
Nếu như bạn không muốn bị buồn nôn, hãy lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
Luôn khởi động trước khi chay và giãn cơ sau khi nghỉ
Khởi động không chỉ giúp làm nóng các cơ bắp mà còn khiến nhịp tim, nhịp thở tăng dần lên. Tạo điều kiện để người tập nhanh thích nghi với trạng thái vận động, không bị mệt mỏi nhanh hoặc ít bị buồn nôn hơn.

Cùng với đó cũng phải giãn cơ sau khi chạy bộ hoàn tất, giúp giảm đau nhức, kích thích khí huyết lưu thông ổn định. Đây cũng là một cách để hạn chế buồn nôn sau khi chạy bộ vô cùng hữu hiệu.
Xem thêm: Kinh nghiệm phục hồi sau chạy bộ
Kiểm soát nhịp thở hợp lý
Không phải cứ chạy thật nhanh là tốt, bởi chạy quá nhanh sẽ làm bạn mất kiểm soát nhịp thở, dẫn tới quá trình tập luyện trở nên khó khăn hơn.
Bạn cần phải duy trì nhịp độ chạy một cách đều đặn, kiểm soát nhịp thở để tránh bị tụt huyết áp hay hạ đường huyết. Đồng thời kiểm soát tiêu hao thể lực một cách hợp lý nhất.
Tập luyện đều đặn để tăng thể lực
Phần lớn nguyên nhân khiến bạn bị buồn nôn sau khi chạy bộ là do thể lực yếu, dễ bị hụt hơi và mệt mỏi kéo dài. Để không phải lo lắng quá nhiều về tình trạng này, hãy ưu tiên tập luyện chạy bộ với lịch trình hợp lý, duy trì đều đặn trong thời gian dài để tăng cường thể lực lên mức tốt. Dễ dàng thực hiện các bài tập chạy ổn định mà không còn gặp phải quá nhiều hạn chế như trước.
Xem thêm: Lịch chạy bộ giảm cân trong 1 tuần

Bên cạnh việc tập luyện chạy bộ thông thường, bạn cũng có thể tham khảo thêm phương án sử dụng máy chạy bộ để hỗ trợ tập luyện tại nhà. Đây là một trong những phương pháp hỗ trợ tập luyện cực kỳ tốt, giúp tránh khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài đối với cơ thể. Đặc biệt hơn là các cơ chế, bài tập hỗ trợ chạy bộ phù hợp thể trạng, tránh kiệt sức hoặc chấn thương, đảm bảo an toàn cho người sử dụng một cách tối đa nhất.
Vừa rồi là một số thông tin chia sẻ về chủ đề buồn nôn sau khi chạy bộ, hy vọng sẽ hỗ trợ được cho bạn đọc trong quá trình vận động và tập luyện hàng ngày. Đừng quên chia sẻ thông tin hữu ích này tới bạn bè và người thân để tăng cường sức khỏe một cách tốt nhất bạn nhé!