Có rất nhiều người từng bị đột quỵ khi đang ngủ, khiến cho việc điều trị và sử dụng thuốc không đạt được hiệu quả tối ưu. Chính vì lý do này mà bạn cần phải nhận biết dấu hiệu, xác định nguyên nhân cũng như cách chống đột quỵ khi ngủ ngay từ ban đầu.
Đột quỵ khi đang ngủ có thường xảy ra không?
Dựa trên nhiều báo cáo thống kê, số lượng người bị đột quỵ trong khi ngủ chiếm khoảng 25% trên tổng số ca đột quỵ. Điều này tức là cơn đột quỵ diễn ra ngay cả khi người bị đang ngủ chứ không hề hoạt động thể chất hay tỉnh táo, khiến cho việc điều trị bằng thuốc hay cấp cứu diễn ra chậm trễ, không kịp để hạn chế tối đa những tác hại do đột quỵ gây ra.
Thậm chí có nhiều trường hợp bị đột quỵ khi đang ngủ mà không có người thân xung quanh, mất đi cơ hội được cấp cứu và qua đời. Chính vì những lý do này mà việc nhận biết dấu hiệu cũng như xác định cách chống đột quỵ khi ngủ là cực kỳ quan trọng.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi ngủ
Để có được cách chống đột quỵ khi ngủ, điều đầu tiên cần làm là xác định nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn tới đột quỵ. Bao gồm:
Sử dụng chất kích thích
Thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia có thể làm tổn thương mạch máu. Đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dễ hình thành nên các cục máu đông, thậm chí là ảnh hưởng tới huyết áp. Nếu điều này diễn ra trong lúc đang ngủ thì có nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ.
Căng thẳng kéo dài
Những người thường ở trong trạng thái căng thẳng đồng nghĩa với việc thần kinh bị kích thích, tiết ra hormon làm tăng huyết áp, tăng tỷ lệ co thắt mạch máu não trong thời gian ngắn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra đột quỵ lúc nửa đêm hoặc trong lúc đang ngủ.
Xem thêm: Ghế massage giúp giảm stress và căng thẳng
Hạ thân nhiệt do tắm đêm
Đây chắc chắn là một trong những lý do chủ đạo khiến cho đột quỵ diễn ra nhiều hơn bao giờ hết. Tắm đêm là thói quen của rất nhiều người, nhưng lại không biết rằng nó làm cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, làm mạch máu co lại và giảm thiểu lượng máu lưu thông lên não.
Thân nhiệt hạ thấp vào giữa đêm như vậy làm tăng nguy cơ bị đột quỵ khi ngủ, gây ra nhiều khó khăn trong việc phòng chống và điều trị bằng các biện pháp y khoa.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Cách chống đột quỵ đôi khi cũng được áp dụng hợp lý khi bạn xác định dấu hiệu chuẩn ngay từ sớm. Đã có rất nhiều trường hợp điều trị thành công hoặc ít nhất là hạn chế những tổn thương do đột quỵ gây ra cho não bộ.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết đột quỵ phổ biến mà bạn nên ghi nhớ:
- Hoa mắt chóng mặt, đau đầu buồn nôn: Đây là hiện tượng đầu tiên và cũng là phổ biến nhất ở người bị đột quỵ. Cho thấy lượng máu lên não bị suy giảm, dẫn tới cảm giác choáng váng khi vừa đứng lên ngồi xuống. Đồng thời với đó thì độ nhớt của máu cao hơn cũng dễ hình thành các cục máu lớn, tạo ra cảm giác đau đầu khi chúng di chuyển khó khăn qua các khu vực thành mạch máu.
- Cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ: Một trong những dấu hiệu của đột quỵ là cảm giác mệt mỏi, khó ngủ. Tay chân cũng dễ dàng bị tê nhức do máu lưu thông không đều tới các vùng cơ thể. Đặc biệt khi tình trạng này chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể thì đặc biệt lưu ý và cần phải áp dụng ngay những cách chống đột quỵ khi ngủ.
- Chảy nước dãi 1 bên: Thiếu máu và oxy lên não gây rối loạn chức năng điều khiển lưỡi, làm cho người bệnh bị chảy nước dãi một bên, méo miệng hoặc một bên cơ mặt bị xệ hẳn xuống. Đây là dấu hiệu chắc chắn cho thấy người bị sắp sửa bị đột quỵ, cần sự hỗ trợ của các biện pháp y tế càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Liên tục uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng gì không?
Cách chống đột quỵ khi ngủ cực hiệu quả
Đột quỵ khi ngủ được cho là cực kỳ khó để điều trị, đặc biệt là khi không được phát hiện và sử dụng các biện pháp chăm sóc y khoa kịp thời. Vậy nên chúng ta cần phải áp dụng một số cách chống đột quỵ khi ngủ dành cho bản thân và gia đình ngay từ ban đầu. Cụ thể hơn là:
Điều chỉnh thói quen ngủ
Ngủ càng ít thì tỷ lệ bị đột quỵ trong giấc ngủ càng cao do cơ thể luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, kích thích dây thần kinh giao cảm.
Vì lý do này mà bạn cần phải điều chỉnh lại thói quen ngủ, ngủ ít nhất 8 tiếng một ngày để đảm bảo cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục toàn diện. Đặc biệt với những người cao tuổi thì giấc ngủ lại càng quan trọng, nâng cao chất lượng giấc ngủ sẽ hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ diễn ra.
Giữ ấm cơ thể
Cơ thể luôn nằm trong mức nhiệt ổn định, đặc biệt là giữa đêm sẽ đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể vận hành tốt. Mạch máu luôn ở trạng thái giãn nở vừa đủ, hạn chế xuất hiện các cục máu đông và làm giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ. Đây đều là những tác dụng tuyệt vời của biệt pháp giữ ấm cơ thể, tránh bị hạ thân nhiệt khi đang ngủ.
Theo dõi huyết áp
Đây cũng là một cách chống đột quỵ khi ngủ tương đối hiệu quả, bằng việc theo dõi chỉ số huyết áp thì bạn rất dễ dàng nhận ra được sự thay đổi về huyết áp tại các thời điểm trong ngày.
Nếu chỉ số huyết áp ổn định cho thấy bạn đang có sức khỏe tốt, ngược lại huyết áp thay đổi thất thường, chỉ số có sự chênh lệch cực lớn thì nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa đột quỵ nghiêm ngặt hơn.
Tham khảo thêm: Huyết áp người bình thường là bao nhiêu thì an toàn
Không sử dụng chất kích thích
Như đã nói thì sử dụng chất kích thích ảnh hưởng tới hệ thần kinh, làm tăng huyết áp cũng như khó làm chủ bản thân. Vậy nên cách chống đột quỵ khi ngủ tốt nhất là tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, đặc biệt với những người có tiền sử bệnh huyết áp cao, mỡ máu thì lại càng phải chú ý tới tình trạng sức khỏe và theo dõi kỹ càng những dấu hiệu cho thấy đột quỵ có thể diễn ra.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Nhìn chung thì những dấu hiệu kể trên thường sẽ chỉ được nhận biết qua mắt thường, nhưng cũng có nhiều trường hợp bị đột quỵ diễn ra bất ngờ và không kịp nhận biết.
Bạn nên cố gắng sắp xếp một lịch trình kiểm tra sức khỏe định kỳ, thăm khám tổng quát để nắm bắt chuẩn xác các chỉ số sức khỏe. Đây cũng là cách chống đột quỵ khi ngủ được nhiều chuyên gia lựa chọn và đánh giá cao.
Có chế độ sinh hoạt lành mạnh
Do những sai lầm trong việc sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi mà bạn sẽ rơi vào tình trạng suy giảm sức khỏe, căng thẳng tinh thần và đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ.
Cách tối ưu nhất để chống đột quỵ khi ngủ là thay đổi thói quen, sắp xếp một lịch trình sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe và thư giãn tinh thần. Nếu làm được như vậy, bạn đã tự hạn chế đáng kể nguy cơ bị đột quỵ. Đặc biệt hơn là biện pháp này cũng có thể áp dụng một cách rộng rãi dành cho nhiều đối tượng khác nhau mà vẫn mang tới hiệu quả tương đương.
Trên đây là những thông tin mà S-life chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chống đột quỵ khi ngủ. Hãy ghi nhớ và chia sẻ những kiến thức hữu ích này tới người thân để bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn bạn nhé!