Gout là căn bệnh rất dễ gặp phải, và có nguy cơ bị mắc đối với tất cả độ tuổi bởi quá tải về dinh dưỡng. Chính vì vậy mà vấn đề bị gout nên làm gì để tránh khói các vấn đề như đau nhức hoặc chấn thương kéo dài đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn.
Đối với những người mắc bệnh Gout thì nên làm gì?
Nếu như bạn chưa biết bị gout nên làm gì để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng, thì sau đây là một cách thức mà bạn nên tham khảo và thực hiện ngay từ bây giờ:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng ngay lập tức
Nguyên nhân chính dẫn tới mắc bệnh gout chính là dư thừa dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Chính vì thế mà đối với những người tìm hiểu bị gout nên làm gì, thì thay đổi chế độ dinh dưỡng sẽ là bước đầu tiên cần thực hiện.
Xem thêm: Mổ ruột thừa có nên đi lại không?
Hạn chế ăn các loại thực phẩm khiến gout tăng cao
Một số loại thực phẩm dẫn tới tình trạng gout là bởi chứa quá nhiều chất đạm, purin khiến cơ thể không thể tự điều tiết. Đồng thời với đó, sự quá tải về dinh dưỡng cũng là lý do khiến chúng ta mắc bệnh lý về thận, viêm thận, làm giảm khả năng đào thải acid uric.
Nói một cách dễ hiểu, nếu đang thắc mắc bị gout nên làm gì thì điều đầu tiên là hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm như hải sản, nấm, trứng, nội tạng động vật, hoặc các loại thức uống kích thích như bia, rượu để giảm nguy cơ làm bệnh gout nặng thêm. Một số thực phẩm mà bác sĩ đã liệt kê và phân tích dưới đây:
- Các loại thịt đỏ như bò, heo, dê,… chứa nhiều protein sẽ khiến lượng axit uric trong máu tăng cao khiến tình trạng bệnh gout trở nặng. Chưa kể các món ăn từ thịt đỏ khi đi vào cơ thể sẽ bị enzim phân hủy. Quá trình này khiến purin trong thịt chuyển hóa thành axit uric.
- Nội tạng động vật giàu protein và purin khiến nồng độ axit uric tăng lên không tốt cho người bị bệnh gout.
- Thịt gà tây, thịt ngỗng giàu dưỡng chất nhưng chứa purin không tốt. Nếu ăn, bạn chỉ nên dùng khoảng 110 – 175mg/ ngày là an toàn nhất.
- Hải sản như cá ngừ, cá trích, sò, ốc,… chứa nhiều dinh dưỡng tốt nhưng lại có hàm lượng purin nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm này.
- Rượu, bia, đồ uống có gas và đồ uống nhiều đường.
- Các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,…
- Những loại rau củ chứa hàm lượng purin cao như cải xoăn, su hào, đậu phộng, đậu đen, đậu hà lan,…
Bên cạnh việc hạn chế các loại thực phẩm không tốt, thì bạn có thể bổ sung một số thực phẩm an toàn và phù hợp để cải thiện sức khỏe. Bổ sung chất xơ bằng rau xanh, uống nhiều nước, hoặc ăn các loại thịt như cá, thịt gà và thịt đỏ với lượng vừa phải là cách tối ưu nhất mà bạn có thể áp dụng.
Dưới đây là danh sách cụ thể các thực phẩm bạn nên ăn:
- Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho việc giảm nồng độ axit uric trong máu, chống oxy hóa và tăng cường đề kháng. Ví dụ như ổi, dứa, ớt chuông, súp lơ,… Tuy nhiên, cần ăn vừa phải các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin C như chanh, bưởi, tắc,…
- Thịt trắng như thịt cá sông, ức gà, cá lóc, diêu hồng… giàu dưỡng chất tốt cho người bị gout.
- Dùng dầu oliu và dầu thực vật thay cho các loại mỡ và dầu động vật.
- Trứng chứa rất ít purin có thể ăn thay thịt.
- Các loại rau củ như cải xanh, rau ngót, khoai tây, nấm, cà tím,…
- Ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch,… giàu chất xơ, ức chế tình trạng khớp bị viêm.
Bên cạnh đó, bạn nên uống thêm cafe và trà xanh vì đây là 2 loại nước giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Mỗi ngày nên uống khoảng 100 – 250ml là đủ, không nên uống quá nhiều.
Tuy nhiên nên chú ý rằng các loại rau bina, cải bắp, măng tây và nấm không phải lựa chọn hợp lý để ăn đối với người mắc phải bệnh gout.
Xem thêm: Bị thoái hoá cột sống có nên đi bộ không?
Áp dụng một số phương pháp massage giảm đau
Bị gout nên làm gì? Chắc chắn bạn sẽ cần đến một số biện pháp massage cấp tốc để giảm đi cơn đau buốt tại các vị trí khớp. Đây cũng là một phương pháp đối phó tạm thời, giúp bạn giảm thiểu đau đớn trong quá trình điều trị bệnh gout tương đối lâu dài. Sau đây là hướng dẫn massage vùng ngón chân để giảm đau cho người bệnh gout:
Bước 1: Dùng đầu ngón tay nắn bóp từ đầu ngón chân đến gốc ngón chân trong vòng 30 giây.
Bước 2: Tiếp đến, bạn dùng hai ngón tay day và kéo các ngón chân, thực hiện nhẹ nhàng để tránh bị đau nhức.
Bước 3: Sau đó, dùng 2 ngón tay đặt vào khớp ngón chân di chuyển theo chuyển động tròn từ trong ra ngoài khoảng 10 lần rồi thực hiện ngược lại.
Mỗi thao tác bạn cần thực hiện nhẹ nhàng, di chuyển đều đặn trong khoảng 30 – 60 giây. Lưu ý, cần vệ sinh tay và chân sạch sẽ trước khi xoa bóp để hạn chế vi khuẩn có hại xâm nhập vào vùng sưng tấy sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Nhưng hãy nhớ rằng các biện pháp massage này chỉ nên áp dụng xung quanh, chứ không nên tác động trực tiếp vào các vị trí bị biến dạng do gout để tránh tổn thương nặng thêm.
Xem thêm: Máy massage là gì? Có nên mua máy massage hay không?
Sử dụng thuốc điều trị kết hợp tập luyện vận động
Vận động thường xuyên để duy trì khả năng vận động, kết hợp sử dụng thuốc điều trị chính là đáp án dành cho câu hỏi bị gout nên làm gì. Các bài tập vận động thường sẽ chú trọng vào điều hòa và thư giãn cơ thể, tránh các hiện tượng biến dạng khớp do bị gout tích tụ lâu dài. Đi kèm với đó là thuốc điều trị phòng tránh biến chứng có thể gây ra do mắc bệnh gout.
Bạn cũng nên nhớ rằng bệnh gout có thể được điều trị dứt điểm, nhưng đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm mạnh mẽ để thay đổi chế độ dinh dưỡng, vận động mỗi ngày. Chỉ có như vậy thì mới lấy lại sức khỏe ổn định, đẩy lùi bệnh tật và có được cuộc sống khỏe mạnh.
Bị Gout có được đi bộ không?
Đây cũng là một trong những câu hỏi liên quan tới vấn đề bị gout nên làm gì. Nhiều người cho rằng những cơn đau do gout gây ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các khu vực như đầu gối, mắt cá chân, gót chân hay ngón chân. Vì thế mà phương pháp đi bộ có thể gây ra những tổn thương không đáng có nếu đang bị bệnh gout.
Nghe thì có vẻ khá là hợp lý, nhưng thực tế thì đây lại là ý kiến sai lầm dẫn tới việc tình trạng bệnh gout của bạn gần như sẽ không được cải thiện. Đi bộ là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bạn cải thiện sức khỏe, cho phép các vùng khớp vận động thường xuyên để tránh tình trạng tích tụ các tinh thể axit uric. Đồng thời cũng tăng cường đưa dưỡng chất tới các vùng khớp để ngăn ngừa tình trạng căng cứng khớp, tiêu biến cơ tại những vùng này.
Đối với những ai vẫn còn đang lo ngại, không biết bị gout nên làm gì chắc hẳn sẽ vui mừng khi biết đi bộ có thể cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe. Thậm chí nếu có điều kiện, bạn cũng có thể lựa chọn một số thiết bị máy đi bộ để nâng cao chất lượng và hiệu quả tập luyện hàng ngày. Nhiều loại máy đi bộ được trang bị hệ thống đệm băng chuyền hiện đại, cùng các chế độ hỗ trợ phù hợp để người bị gout có thể đi bộ trong thời gian dài mà không lo bị đau mỏi. Đây cũng là một hướng đi mới dành cho những ai mong muốn đi bộ trở thành phương pháp cải thiện sức khỏe và có thể thực hiện mỗi ngày.
Xem thêm: Lợi ích khi đi bộ trên máy chạy bộ
Hy vọng với những thông tin mà S-LIFE cung cấp, bạn đã có thể xác định được bị gout nên làm gì, và làm như thế nào để loại bỏ căn bệnh này hoàn toàn. Chúc bạn thành công và sớm khỏe mạnh trở lại!