Lựa chọn thức uống dinh dưỡng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ trong suốt thai kỳ. Sữa đậu nành được biết đến là loại thực phẩm tốt dành cho phụ nữ, thế nhưng nó có tốt đối với mẹ bầu? Bà bầu có nên uống sữa đậu nành không? Cách sử dụng nào là an toàn? Tất cả sẽ được chúng tôi phân tích chi tiết ngay dưới đây.
Lợi ích của sữa đậu nành đối với sức khoẻ bà bầu
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy trong đậu nành có chứa rất nhiều loại dưỡng chất tốt cho sức khoẻ bà bầu, chẳng hạn như axit folic, vitamin, chất đạm, carbohydrate và chất béo.

Do đó, nhiều lợi ích mà sữa đậu nành có thể mang lại cho bà bầu như:
- Cung cấp năng lượng: Carbohydrate giúp bà bầu bổ sung năng lượng khi mang thai. Ngoài ra, protein có trong sữa đậu nành được đánh giá là có hàm lượng cao hơn protein có trong động vật. Vậy nên sữa đậu nành có thể cung cấp đủ protein, vitamin và đường bột cho bà bầu.
- Ngăn ngừa táo bón: Chất xơ có trong sữa đậu nành sẽ giúp cho bà bầu kiểm soát được lượng đường có trong máu, hạn chế tình trạng táo bón trong suốt thai kỳ.
- Giảm nguy cơ loãng xương: Hàm lượng canxi có trong sữa đậu nành giúp bà bầu giảm thiểu nguy cơ loãng xương, đồng thời cũng bổ sung một lượng nhỏ canxi cho em bé.
- Phát triển thai nhi: Axit folic có trong sữa đậu nành rất tốt cho trẻ trong việc phát triển các tế bào thần kinh.
- Tốt cho tim mạch: Hàm lượng cholesterol thấp và omega3 cao nên đậu nành rất tốt cho tim mạch. Uống sữa đậu nành có thể giúp bà bầu ổn định huyết áp, hạn chế bệnh xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ.
- Cải thiện chuyển hóa lipid máu: Sữa đậu nành không chứa cholesterol và có axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa trong sữa đậu nành giúp ức chế sự vận chuyển cholesterol vào máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ làm giảm nồng độ triglyceride và các cholesterol có hại nâng cao cholesterol có lợi. Vì vậy đây là một loại thức uống tốt cho những ai có tiền sử bệnh mạch vành.
- Thúc đẩy giảm cân: Sữa đậu nành chứa ít đường hơn so với các loại sữa khác (khoảng 7gram trong mỗi cốc) và chỉ có khoảng 80 calo. Ngoài ra, trong sữa đậu nành có axit béo không bão hòa đơn giúp ức chế sự hấp thu chất béo giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Sữa đậu nành cũng giúp cung cấp nhiều chất xơ và protein làm cho bạn có cảm giác no lâu hơn.
- Giảm bớt triệu chứng mãn kinh: Khi mãn kinh phụ nữ sẽ giảm khả năng sản xuất estrogen gây ra các nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Trong sữa đậu nành có chứa phytoestrogen có thể thay thế estrogen ngăn ngừa và làm giảm bớt các triệu chứng mãn kinh.
- Tăng cường hoạt động mạch máu: Sữa đậu nành có chứa nhiều axit béo omega – 3 và omega – 6 cùng các phyto là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương và xuất huyết.
Xem thêm: Sữa đậu nành bao nhiêu calo
Bà bầu có nên uống sữa đậu nành không?
Sau những phân tích về lợi ích của sữa đậu nành đối với bà bầu, thì chắc hẳn bạn cũng đoán ra được bà bầu có nên uống sữa đậu nành hay không.

Sữa đậu nành có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần cho sức khoẻ bà bầu. Nên nếu cơ thể bà bầu không bị dị ứng với các thành phần có trong sữa đậu nành thì bà bầu vẫn có thể sử dụng sữa đậu nành trong suốt thai kỳ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Không những không gây hại đến em bé mà sử dụng sữa đậu nành còn có thể đáp ứng nhu cầu của thai nhi để phát triển bình thường.
Bà bầu uống sữa đậu nành với lượng bao nhiêu thì an toàn?
Ngoài những thắc mắc về việc bà bầu có nên uống sữa đậu nành không thì nên uống bao nhiêu là an toàn cũng rất được quan tâm.
- Theo thông tin từ Đại học Y khoa Tuft ở Hoa Kỳ, mỗi ngày bạn không nên nạp quá 100mg isoflavone vào cơ thể, mức thích hợp là khoảng 35 – 55mg.
- Còn Academy of Nutrition and Dietetics của Hoa Kỹ cũng cho biết, cung cấp 25g protein từ đậu nành mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim.
- Một cốc 500ml sữa đậu nành có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 40mg isoflavone.
Từ những thông tin trên, có thể kết luận rằng bà bầu chỉ nên uống khoảng 250 – 450ml sữa đậu nành để đảm bảo an toàn.
Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành không đúng cách
Chắc hẳn bạn đã rõ bà bầu có nên uống sữa đậu nành không qua những chia sẻ trên. Ngoài những lợi ích đã nên thì nếu dùng không đúng cách, sữa đậu nành cũng mang lại những tác dụng phụ không mong muốn.

Vậy nên, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Dừng ngay nếu bạn phát hiện thấy tình trạng khó thở, nôn mửa, phát ban, chóng mặt. Vì đây rất có thể là do bạn đã uống quá liều lượng. Nếu tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến sốc phản vệ.
- Isoflavone có trong đậu nành chính là nguyên nhân gây ra bệnh đau nửa đầu, do đó bạn cần phải kiểm soát lượng sữa đậu nành mình nạp vào cơ thể.
- Nếu các mẹ bầu có thể chất kém, tinh thần mệt mỏi và thường có triệu chứng của bệnh gút thì không nên dùng sữa đậu này. Vì sữa đậu nành có tính hàn, nếu có các triệu chứng này cơ thể sẽ khó hấp thụ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, dễ bị đi ngoài. Tệ hơn, có thể dẫn đến triệu chứng thận hư, tiểu đêm nhiều.
- Đối với câu hỏi bà bầu có nên uống sữa đậu nành mỗi ngày không thì đáp án là không, vì đây là biện pháp để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Xem thêm: Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Cách sử dụng sữa đậu nành trong suốt thai kỳ
Để sử dụng sữa đậu nành an toàn cho cả mẹ và em bé trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo cách sử dụng sau:
- Nên lựa chọn sữa đậu nành đến từ những thương hiệu lớn, có uy tín, chất lượng.
- Không dùng sữa đậu nành kết hợp với các loại trái cây họ cam và trứng, điều này rất dễ gây ra chứng khó tiêu cho bà bầu.
- Đối với những sản phẩm sữa đậu nành có bao bì giấy, bà bầu nên uống ngay sau khi mở và không nên bảo quản quá lâu trong tủ lạnh.
- Nếu tự làm sữa đậu nành, mẹ bầu nên ngâm đậu với nước ấm ấm, đun sôi kỹ, không sử dụng đường cát trắng, đường vàng, đường nâu.
- Có thể uống đậu nành và ăn kèm với các món ăn có nhiều tinh bột như bánh mì, bánh bao để các axit amin được hấp thụ tốt hơn.
- Uống sữa đậu nành đã đun sôi kỹ vì khi đun sôi sữa, các chất ức chế men trypsin, saponin và những chất không có lợi khác sẽ được loại bỏ. Nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây buồn nôn, đau bụng đi ngoài,… thậm chí ngộ độc.
- Sau khi đã đun sôi thì để nguội rồi uống hết ngay chứ không nên chứa sữa đậu nành trong phích vì nhiệt độ trong phích không phù hợp với sữa đậu nành, điều này khiến vi khuẩn sinh sôi và làm sữa bị ôi thiu nhanh hơn.

Trên đây là tất cả những thông tin về việc bà bầu có nên uống sữa đậu nành không. Mong rằng những phân tích trên từ Slife có thể giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.