Quýt là loại trái cây có vị ngọt thường được sử dụng để làm món tráng miệng. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến còn cho rằng ăn quýt còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy thực sự thì ăn quýt có tốt không? Những băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp thông qua bài viết chi tiết này.
Giá trị dinh dưỡng của quýt
Trước khi trả lời câu hỏi: “Ăn quýt có tốt không”, đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của loại trái cây này. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thành phần dinh dưỡng có trong 100g quýt tươi như sau:
- Protein: 0,81g
- Carbohydrate: 13,34g
- Chất xơ: 1,8g
- Chất béo: 0,31g
- Kali: 130mg
- Canxi: 22mg
- Beta-carotene: Đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày
- Vitamin C: 36mg
- Năng lượng: 53 kcal
Như vậy, có thể thấy rằng quýt là trái cây chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe chẳng hạn như chất xơ và các loại vitamin. Mặt khác, lượng calo có trong quýt tương đối thấp so với mặt bằng chung các loại trái cây hiện nay.

Ăn quýt có tốt không?
Như đã nói, quýt là loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng chứa ít calo, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng. Cùng tham khảo một số tác dụng của quả quýt dưới đây:
Giảm nguy cơ béo phì
Ăn quýt là một cách hiệu quả để cải thiện thói quen xấu hay ăn vặt. Tác dụng này có được là do quýt có hàm lượng chất xơ rất cao. Khi đi vào hệ tiêu hóa, chất xơ này mang lại cảm giác no lâu làm giảm nhu cầu ăn các bữa phụ trong ngày.

Xem thêm: Sữa tảo giảm cân có tốt không?
Tăng cường miễn dịch
Nếu bạn quan tâm về việc ăn quýt có tốt không thì chuyên gia khẳng định rằng thói quen này giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tác dụng này đến từ lượng vitamin C dồi dào có trong quýt. Theo đó, chỉ cần ăn khoảng một quả quýt là cũng đủ để đáp ứng 26% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Lượng vitamin C này có tác dụng tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể trước các căn bệnh hô hấp và khả năng chống lại các triệu chứng nhiễm trùng hiệu quả.
Ngăn chặn ung thư
Ngoài khả năng tăng sức đề kháng, quýt còn được cho là loại quả giúp giảm tỷ lệ mắc ung thư. Quýt chứa nhiều chất chống oxy hóa như naringenin, aringin, nobiletin, nariruti, hesperidin,… có khả năng bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Từ đó, thói quen ăn quýt sẽ hạn chế nguy cơ tế bào xuất hiện tình trạng bất thường dẫn đến ung thư.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Về việc ăn quýt có tốt không, chuyên gia còn cho biết loại quả này có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa hiệu quả. Chỉ cần thêm quýt vào chế độ ăn hàng ngày, bạn sẽ không cần phải lo lắng về tình trạng táo bón, viêm đường tiêu hóa và viêm túi thừa.

Chống sỏi thận
Quýt và cam cung cấp cho cơ thể một lượng citrate nhất định. Chất này có khả năng ngăn chặn tình trạng kết tủa khoáng chất – nguyên nhân chính tạo nên sỏi thận gây đau buốt. Đây chính là lý do vì sao ăn quýt giúp bạn phòng chúng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và những căn bệnh đường tiết niệu khác.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu chỉ ra rằng quả quýt chứa lượng flavonoid lớn. Đây là chất góp phần làm giảm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu. Ăn quýt thường xuyên chính là cách để giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu, suy tim và đột quỵ.

Giúp da trở nên khỏe đẹp
Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe làn da thì quýt là một “siêu thực phẩm” không nên bỏ qua. Quả quýt cung cấp lượng vitamin A và vitamin C dồi dào giúp chữa lành các thương tổn da nhanh chóng. Tác dụng này có được là nhờ khả năng kích thích da sản sinh ra nhiều collagen để tái cấu trúc và cải thiện khả năng đàn hồi. Ăn quýt thường xuyên chính là cách hiệu quả để ngăn chặn quá trình lão hóa da và có một làn da tươi sáng, đàn hồi hơn.
Giải nhiệt, giải rượu
Quýt được xem là một loại trái cây giải nhiệt tốt. Loại quả này cung cấp một lượng nước lớn để bổ sung phần thiếu hụt của cơ thể. Bên cạnh đó, quýt còn cung cấp các loại vitamin và chất chống oxy có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, các loại vitamin A, C, B1, B3,… là thành phần có khả năng kích thích cơ thể tạo ra nhiều enzyme hỗ trợ cho quá trình đào thải độc tố. Ăn quýt là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giải nhiệt.
Bên cạnh đó, quýt còn chứa một lượng vừa phải axit hữu cơ giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, axit hữu cơ từ quýt còn có khả năng kết hợp với ethanol có trong rượu bi để tạo nên este. Đó là lý do nhiều người ăn quýt sau khi uống rượu bia để giảm bớt triệu chứng say.

Bảo vệ tóc khỏe mạnh
Bên cạnh vitamin A và vitamin C, quýt còn chứa nhiều vitamin B1. Đây là loại vitamin có khả năng kích thích mọc tóc và ngăn chặn tình trạng gãy rụng hiệu quả. Ăn quýt thường xuyên là cách hiệu quả để duy trì mái tóc chắc khỏe, suôn mượt và bồng bềnh.
Tốt cho thị lực
Sau khi nghiên cứu thành phần của quýt, bạn có thể nhận ra là loại quả này chứa lượng beta-carotene khá lớn. Đây là chất quan trọng đối với thể thủy tinh và điểm vàng. Ăn quýt giúp bạn có được một đôi mắt sáng khỏe và tránh những căn bệnh như thoái hóa điểm vàng.
Giúp xương chắc khỏe
Quýt là loại quả chứa nhiều khoáng chất có lợi cho xương chẳng hạn như canxi và kali. Ngoài ra, quả quýt còn cung cấp lượng vitamin C dồi dào giúp hệ xương khớp luôn chắc khỏe.

Những ai không nên ăn quýt
Như vậy, qua những thông tin trên thì bạn cũng nắm rõ rằng “ăn quýt có tốt không”. Chắc chắn rằng quýt là một loại trái cây nên được thêm vào thực đơn vì những lợi ích cho sức khỏe mà chúng mang lại. Tuy vậy, chuyên gia còn nói rằng quý không phải là loại trái cây dành cho tất cả mọi người.
Cụ thể, những đối tượng không nên ăn quýt bao gồm:
- Người bị ho kéo dài: Lượng cellulite cao có trong quýt có khả năng kích thích miễn dịch mạnh mẽ. Người đang bị ho ăn quýt sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt và tạo nhiều dịch đờm hơn. Kết quả là cơn ho trở nên nghiêm trọng, kéo dài hơn hay thậm chí là ảnh hưởng đến hệ hô hấp dưới.
- Người mắc bệnh tiêu hóa: Lượng axit citric cao khiết tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nhân vẩy nến: Những hợp chất có trong cam quýt sẽ gây kích ứng da khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bị tiểu đường: Tuy chứa ít calo, hàm lượng đường có trong quýt tương đối cao nên không có lợi đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Nhiều ý kiến cho rằng mẹ bầu không nên ăn quýt. Tuy vậy, trên thực tế thì cam quýt có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ mang thai. Loại quả này cung cấp lượng vitamin C và P dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, các chất có trong quýt còn giúp cải thiện khả năng đàn hồi của mạch máu và giảm nồng độ cholesterol. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn lượng quýt vừa phải trong thời gian mang thai giúp mẹ bầu ổn định huyết áp.

Xem thêm: Ăn phô mai con bò cười có béo không?
Muốn ăn quýt thì cần chú ý điều gì?
Như vậy, khi được hỏi ăn quýt có tốt không thì câu trả lời là có. Tuy vậy, nếu bạn có thói quen ăn quýt thường xuyên thì cần phải chú ý những điều sau:
- Không ăn quýt vào buổi sáng: Việc ăn cam hoặc quýt vào buổi sáng làm tăng độ pH gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Bụng đói thì không nên ăn quýt: Quýt có vị chua với hàm lượng axit tương đối cao. Do đó, hành động ăn quýt khi đói làm cho dạ dày bị bào mòn dẫn đến viêm loét và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.
- Tránh ăn quýt trước khi ngủ: Không nên ăn quýt trước khi ngủ khoảng 1 – 2 giờ. Bởi vì, axit trong quýt có thể gây đầy hơi làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Không ăn quýt ngay trước hoặc sau khi uống sữa: Bởi vì axit tartaric có trong quýt sẽ phản ứng cùng các loại protein trong sữa tạo thành kết tủa khó tiêu hóa.
- Không ăn cam ngay trước khi đánh răng: Lượng axit có trong quýt làm mòn men răng. Nên nếu dùng bàn chải chà lên thì lớp men này sẽ bị tổn hại tạo nên cảm giác ê buốt khó chịu.
- Không ăn cam cùng với củ cải: Bởi vì quá trình tiêu hóa cả hai thực phẩm này sẽ tạo nên thioxianic axit và ferulic axit. Hai chất này có thể phản ứng khiến tạo nên chất ức chế hoạt động của tuyến giáp, làm tăng nguy cơ bướu cổ.
- Tránh ăn quýt sau khi uống thuốc kháng sinh. Axit có trong quýt có thể phá hủy cấu trúc hóa học làm giảm dược tính của thuốc.

Qua bài viết từ S-Life, chắc hẳn bạn cũng biết được ăn quýt có tốt không và tác dụng của quả quýt đối với sức khoẻ. Hy vọng rằng những chia sẻ này giúp bạn xây dựng được thực đơn ăn uống lành mạnh, hiệu quả và cân bằng.